
Van cầu hơi là gì?
Van cầu hơi hay còn gọi là van cầu chữ ngã, van cầu yên ngựa vì được thiết kế hình dáng giống chiếc yên ngựa. Đây là loại van cầu được sản xuất chuyên dụng cho hệ thống lò hơi áp suất công nghiệp, hệ thống dẫn khí… Van cầu hơi được làm bằng chất liệu gang, thép, inox nên có khả năng làm việc ở môi trường có áp suất, nhiệt độ cao, tối đa 400 độ C.
Van cầu hơi có khả năng đóng, mở hoàn toàn và điều tiết lưu lượng trong đường ống. Nó được sử dụng để kiểm soát hoặc ngăn chặn dòng chảy của chất lỏng hoặc khí thông qua đường ống. Van có kích thước đa dạng từ nhỏ tới lớn, được kết nối bằng lắp ren hoặc lắp bích. Van có thể được vận hành đóng mở bằng tay quay, bộ điều khiển điện hay bộ điều khiển khí nén.
Thông số kỹ thuật
- Chất liệu: Gang, thép, đồng, inox
- Kích thước: DN 15 – DN 400
- Kiểu kết nối: Nối ren, nối bích
- Áp lực làm việc: 10 bar, 16 bar
- Nhiệt độ hoạt động: 400 độ C
- Xuất xứ: Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ
- Bảo hành: 12 tháng
Nguyên lý hoạt động
Hiện nay, loại van cầu hơi sử dụng bộ điều khiển là tay quay để đóng, mở van do vậy về nguyên lý hoạt động chúng tôi sẽ nói đến loại van này. Cụ thể sẽ dựa vào chuyển động của trục van khi có lực tác động từ tay quay, khi xoay vô lăng theo ngược chiều kim đồng hồ sẽ tạo ra một lực truyền chuyển động đến trục van kéo theo đĩa van nâng lên, lúc này lưu chất sẽ được chảy qua van. Ngược lại, nếu xoay tay quay theo cùng chiều kim đồng hồ, đĩa van sẽ được hạ xuống và ngăn chặn dòng lưu chất.
Đặc điểm cấu tạo của van cầu hơi
Van cầu hơi bao gồm các bộ phận sau:
- Thân van: được làm bằng chất liệu đồng, inox hoặc thép có độ bền cơ học cao, chống ăn mòn tốt, chịu được nhiệt độ, áp lực lớn. Thân van kết nối với đường ống bằng nối ren hoặc mặt bích có gioăng làm kín, bên ngoài được sơn phủ 1 lớp sơn Epoxy chống bám bụi, chịu bền.
- Nắp van: được đúc nguyên khối, chất liệu giống thân van và được kết nối với thân van bằng ren hoặc bulong với chức năng làm kín, bảo vệ, ngăn lưu chất tràn ra ngoài.
- Đĩa van: bộ phận trực tiếp tiếp xúc với lưu chất, có nhiệm vụ đóng mở, được thiết kế hình dạng nút chai hoặc hình côn, chất liệu hợp kim cứng chống ăn mòn cao.
- Trục van: bộ phận kết nối đĩa van với tay quay, là một thanh kim loại chịu bền, chịu nhiệt tốt và được làm kín bằng gioăng cao su để tránh rò rỉ.
- Gioăng làm kín: được làm bằng chất liệu Teflon, EPDM có khả năng chịu được áp lực, nhiệt độ cao.
Ưu và nhược điểm của van cầu hơi
Ưu điểm
- Van được dùng chủ yếu để điều tiết dòng chảy bởi chúng có khả năng điều tiết lưu lượng rất tốt.
- Độ khín cao, có gioăng cao su đệm nên khả năng rò rỉ thấp có thể dùng tốt cho các hệ thống hơi nước và khí nóng.
- Thiết kế đơn giản nên vận hành, bảo trì, bảo dưỡng hay thay thế cùng tương đối dễ dàng.
- Kiểu kết nối lắp ren hoặc lắp bích tiện lợi, phù hợp với kích thước đường ống to nhỏ khác nhau.
- Đa dạng kích thước từ lớn đến nhỏ đảm bảo phù hợp với nhiều hệ thống và môi chất khác nhau.
- Được sản xuất chuyên sử dụng trong hệ thống đường hơi ở lò hơi, lò sấy, kh công nghiệp, nhà máy…
- Van cầu hơi có thể sử dụng tốt và an toàn trong điều kiện nhiệt độ lên đến 400 độ C.
- Đa dạng bộ điều khiển từ thủ công bằng tay quay đến bộ điều khiển khí nén, điện phù hợp với mọi kích thước, vị trí lắp đặt dưới sâu, xa trung tâm đảm bảo van vận hành ổn định.
Nhược điểm
Với những ưu điểm vượt trội ở trên, thì dòng van cầu vẫn còn một số nhược điểm. Cụ thể như sau:
- Khi van hoạt động thì cần phải có một lực tác động mạnh. Hoặc là bộ truyền động phải lớn, thì van mới có thể hoạt động được.
- Khi cấp dòng lưu chất vào van và hệ thống. Thì áp suất bị giảm đi rất nhiều so với những dòng van khác.
- Được chế tạo từ nhiều chất liệu như: gang, thép, inox… Nên trọng lượng nặng hơn so với loại van cùng kích thước.
- Hạn chế tiếp theo là, van cầu không thích hợp cho những hệ thống của lưu chất dạng hạt, nhớt thấp. Vì sẽ khiến cho ghế van và cản trở dòng chảy lưu thông.
- Giá thành cao.